Hiệu quả năng lượng, bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng và đầu tư vào máy móc tiên tiến để giảm đáng kể lượng khí thải carbon
Hiện nay, xanh hóa sản xuất trong ngành dệt may khá đa dạng và HeraDG - TCT Đức Giang áp dụng và chuyển đổi cho phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp: Chuyển đổi sang hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái; thay thế lò hơi đốt than, đốt dầu bằng lò hơi điện, lò hơi sử dụng nguyên liệu từ tự nhiên. Trong quá trình chuyển đổi xanh, nhằm giảm phát thải trong hoạt động sản xuất HeraDG đã ưu tiên sử dụng vải sợi tái chế trong sản xuất. Tiến tới đầu tư hạ tầng của các nhà máy đạt chuẩn theo yêu cầu, đánh giá của các khách hàng, tiêu chuẩn trong nước và các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam đã ký kết.
Việc sử dụng sản phẩm thiên nhiên như năng lượng mặt trời, đầu tư cho điện áp mái; không sử dụng nồi hơi đốt bằng than, dầu. Bên cạnh đó, HeraDG luôn đặt mục tiêu phát triển bền vững, xanh hóa; đầu tư vào nhà xưởng, công nghệ, năng lượng tái tạo, môi trường. Cùng đó, tuyên truyền nâng cao ý thức của nhân viên và người tiêu dùng.
Tiết kiệm nước để giảm thiểu lượng nước thải
Với mục tiêu tiết kiệm năng lượng, các doanh nghiệp dệt may ưu tiên sử dụng lò hơi hiệu suất cao, công suất lò hợp lý, tránh tình trạng non tải. Ngoài ra, tại nhà máy của TCT Đức Giang, hệ thống phân phối hơi của lò hơi cũng được bố trí hợp lý và được khắc phục rò rỉ để giảm thất thoát nhiệt trong quá trình phân phối hơi. Tại hệ thống lò hơi, doanh nghiệp có thể thu hồi nước ngưng để làm nước cấp cho lò hơi và nhiệt khí thải lò hơi để gia nhiệt cho các lưu chất khác. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên đầu tư nghiên cứu để chuyển đổi nhiên liệu sử dụng cho lò hơi từ đầu FO sang một lại nhiên liệu khác như củi trấu, củi,...
Chuyển sang sử dụng các nguồn điện tái tạo để giúp tiết kiệm năng lượng
Đối với ngành may mặc, việc sử dụng năng lượng mặt trời giúp tận dụng tối đa tài nguyên bức xạ mặt trời, góp phần giảm tải cho hệ thống lưới điện trong giờ cao điểm buổi trưa vào bảo vệ môi trường. Khi sử dụng điện mặt trời, doanh nghiệp giảm được chi phí tiền điện hàng tháng, từ đó góp phần giảm chi phí sản xuất.
Tại TCT Đức Giang, hàng loạt quy trình đã được thay đổi, từ việc quản lý chặt chẽ tiêu thụ năng lượng điện, nước, khí thải, nước thải, xây dựng kế hoạch giảm tiêu hao năng lượng, hóa chất từng tháng đến thay thế dẫn các thiết bị cũ, tạo môi trường làm việc cho người lao động tốt hơn.
Xử lý chất thải và bao bì để giảm thiểu chất thải, các vật liệu đóng gói không cần thiết
Một trong những cách quan trọng để giảm lượng rác thải trong ngành may mặc chính là quản lý chất thải. TCT Đức Giang đã thiết lập hệ thống phân loại chất thải tại nguồn để phân tách các vật liệu có thể tái chế hoặc xử lý đúng cách. Hợp tác với các đơn vị xử lý chất thải uy tín cũng là một yếu tố quan trọng.
Trong tình hình ngày càng gia tăng rác thải công nghiệp trong ngành may mặc nói chung, việc áo dụng các giải pháp xử lý hiệu quả là cần thiết để bảo vệ môi trường và xây dựng công nghiệp bền vững hơn. Tối ưu hóa quy trình sản xuất, tái chế và tái sử dụng, đổi mới về vật liệu, quản lý chất thải và tăng cường giáo dục là những bước quan trọng tối ưu để giảm thiểu tác động của rác thải công nghiệp và bảo vệ tương lai của chúng ta.